TRƯỜNG MN PHƯỢNG DỰC THAM GIA NGÀY HỘI CNTT HUYỆN PHÚ XUYÊN LẦN THỨ V
Sự bùng nổ của CNTT đã mang lại nhiều tiện ích cho công tác dạy và học. Không đứng ngoài xu thế tất yếu đó, trường MN Phượng Dực đã triển khai ứng dụng hiệu quả CNTT trong các hoạt động quản lí, chăm sóc và giáo dục trẻ.
Trong năm học vừa qua, nhà trường đã đầu tư nhiều trang thiết bị CNTT với tổng kinh phí hơn 100 triệu đồng. Trường MNPhượng Dực đã đạt nhiều thành tích cao trong các cuộc thi thiết kế phần mềm, bài giảng E learning, Kho dữ liệu điện tử: 3 phần mềm đạt giải cấp Thành phố, 13 phần mềm đạt giải cấp Huyện; 28 bài giảng Elearning đạt giải cấp trường...

Ngày 27/01/2021, tham gia Ngày hội CNTT Huyện Phú Xuyên, gian trưng bày của trường MN Phượng Dực đã gây được ấn tượng với các cấp lãnh đạo, Ban giám khảo, đồng nghiệp và khách tham quan.

Như chúng ta đã biết thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng với nghề nặn tò he. Đây cũng là làng nghề tò he duy nhất ở Việt Nam. Vượt lên trên giới hạn của một nghề mưu sinh, nặn tò he Xuân La đã trở thành nét đẹp văn hóa dân gian, góp phần giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử, bản sắc văn hóa và cội nguồn dân tộc Việt Nam.
Tò he là một loại đồ chơi dân gian của trẻ em Việt Nam, có thể ăn được. Ngày nay, nặn tò he là một nét văn hóa dân gian ở các vùng quê Việt Nam, đặc biệt là Bắc Bộ. Ban đầu, tò he là sản phẩm làm bằng bột dùng để cúng lễ nên chúng thường có hình thù các con vật gần gũi ngộ nghĩnh như công, gà, trâu, bò, lợn, cá.... sau dần các nghệ nhân nặn nải chuối, quả bưởi, tạo thành mâm ngũ quả rồi chân giò, con gà, đĩa xôi, bánh trưng và các món ăn ngày tết tạo thành mâm cỗ ngày tết đầy hương vị của người Việt.


https://www.youtube.com/watch?v=xa_P6Bgl5uI&feature=share
Để tạo được những mô hình này đòi hỏi sự khéo léo, sáng tạo, chính xác trong từng chi tiết thì mới tạo ra sản phẩm bắt mắt. Công đoạn nặn Tò He quan trọng là kỹ thuật luộc bột, làm bột phải ước lượng theo thời tiết. Mùa Đông thì phải làm bột dẻo hơn mùa Hè. Gạo phải chọn gạo nếp dẻo, nếp cái hoa vàng thì chất lượng hàng tốt và dễ làm hơn. Ngày xưa các cụ sử dụng màu từ vật liệu tự nhiên như màu đỏ lấy từ quả gấc, màu vàng lấy từ củ nghệ, màu xanh lấy từ lá rau ngót... nhưng bây giờ công nghệ đã phát triển các nghệ nhân lấy màu thực phẩm làm bánh pha chế vào thì thuận tiện hơn và màu sắc cũng tươi, đẹp hơn nhiều. Ngoài nguyên liệu là bột gao, màu thực phẩm thì không thể thiếu được nhũng đồ dùng dụng cụ như tăm tre, chiếc lược nhỏ, sáp ong...
Từ những nguyên liệu và đồ dùng dụng cụ đó kết hợp với trí tưởng tượng và bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đã tạo ra những sản phẩm tò he vô cùng độc đáo.
Những sản phẩm này mang tính giáo dục cao như khơi dậy ở trẻ những câu chuyện lịch sử, muốn tìm tòi khám phá quá trình hình thành phát triển của xã hội từ xưa đến nay, những danh lam thắng cảnh, tìm hiểu nghề truyền thống của địa phương . Qua đó kích thích ở trẻ sự hứng thú , sáng tạo, niềm đam mê, tự hào và có ý thức gìn giữ bảo tồn , phát huy làng nghề truyền thống của địa phương, đồng thời mang lại giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam.



Bộ ghép hình quá trình sinh trưởng hoa hướng dương( loại nhiều mảnh ghép)
Giáo cụ ghép hình quá trình sinh trưởng của hoa hướng dương là bộ giáo cụ kích thích tư duy cho trẻ. Thông qua quá trình ghép hình trẻ sẽ nhận ra ra được quá trình sinh trưởng hình thành của hoa hướng dương một cách cơ bản.. Sản phẩm ghép hình, giúp bé phối hợp tay mắt khéo léo, hình thành tư duy sáng tạo tốt
Với bộ giáo cụ về bản đồ thế giới và cờ các nước
Các bé sẽ học được các châu lục trên Trái đất và bên cạnh đó, bộ giáo cụ còn cung cấp mẫu cờ của các quốc gia để giúp trẻ có thể gắn cớ với các quốc gia chính xác. Với bộ giáo cụ này, bố mẹ cần thực hành trước và sau đó để trẻ thực hành sau.
Quốc kỳ các nước.
Giúp trẻ biết được 1quốc kỳ của các nước. Mỗi nước có cờ khác nhau.
Đồ chơi thác nước
- Giúp trẻ giải trí tự trải nghiệm làm cho thác nước chảy. Đồ chơi này có thể sử dụng vào tiết học khám phá về động vật sống dưới nướcTrò chơi này giúp trẻ khám phá sự tuần hoàn của nước thong qua máy bơm. Phát triển tính tò mò thích khám phám
